Tóm Tắt Lịch Sử Tranh Trừu Tượng
Tranh trừu tượng bắt đầu nổi lên từ những bức tranh học thuật cổ điển và truyền thống ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trước thời điểm này đã vẽ theo các phương pháp của chủ nghĩa hiện thực cổ điển, sử dụng phối cảnh hiện thực, tạo bóng và các kỹ thuật khác để tái hiện lại lịch sử và các cảnh sinh hoạt đời sống.
Vào đầu thế kỷ 20, nhiều nghệ sĩ đã đi ngược lại những giáo lý nguyên thủy để bắt đầu sáng tạo nghệ thuật mà không nhất thiết phải đề cập đến các đối tượng trong thế giới thực. Cách vẽ mới này được coi là nghệ thuật thuần túy do xuất phát hoàn toàn từ óc sáng tạo của các nghệ sĩ, trái ngược với việc sao chép hoặc vẽ theo tham chiếu trong thế giới thực. Để nhấn mạnh vào chất nghệ thuật trong một tác phẩm, các nghệ sĩ vẽ tranh trừu tượng đã thử nghiệm các kỹ thuật mới như sử dụng màu sắc sống động và tự do, tái tạo hình dạng nhưng không sử dụng phối cảnh ba chiều sao chép vật thể thực tế.
Các Trường Phái Tranh Trừu Tượng & Các Họa Sĩ Trừu Tượng Nổi TiếngChủ Nghĩa Biểu Hiện Trong Tranh Trừu Tượng Nổi Tiếng
Thử nghiệm với màu sắc và khơi gợi cảm xúc là mối quan tâm hàng đầu của các nghệ sĩ trừu tượng đi theo Chủ nghĩa Biển hiện. Xuất hiện với đặc trưng là bảng màu bão hòa và màu sắc tương ứng với cảm xúc của con người, họa sĩ Wassily Kandinsky thường được coi là nghệ sĩ theo đuổi dòng tranh trừu tượng đúng chất đầu tiên. Ông trở nên nổi tiếng với lý thuyết màu sắc và gắn cảm xúc vào những bức tranh có màu sắc sống động của mình. Giống như nhiều nghệ sĩ trừu tượng khác, Kandinsky tin rằng âm nhạc cũng thể hiện nghệ thuật trừu tượng theo nghĩa thuần túy nhất, với khả năng biểu cảm mà không đại diện cho thế giới thực.
Trường Phái Dã Thú & Trường Phái Orphism Trong Tranh Trừu Tượng Đẹp
Điều quan trọng đối với nghệ thuật trừu tượng là sự bác bỏ không gian ba chiều, được tìm thấy trong cả Trường phái Dã thú và Trường phái Orphism. Trường phái Dã thú mô tả các đối tượng với màu sắc tùy ý mãnh liệt, trong khi Trường phái Orphism được đặc trưng bởi các mảng màu sáng chứ không phải là một đối tượng tượng hình. Henri Matisse là một họa sĩ theo đuổi Trường phái Dã thú nổi tiếng với tác phẩm “The Green Stripe” (1905). Các họa sĩ theo Trường phái Orphism nổi tiếng bao gồm Robert Delaunay, người có bức “Simultaneous Windows on the City” (1912) và “The First Disk” (1912-1913) bao gồm nhiều bản vẽ chắp vá và phân đoạn với nhiều màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, họa sĩ Georgia O hèKeeffe cũng nổi tiếng trong trường phái này với những bức tranh hoa trừu tượng đầy màu sắc.
Chủ Nghĩa Lập Thể Trong Tranh Trừu Tượng Nổi Tiếng
Trong khi các phong trào trước đây trong nghệ thuật tranh trừu tượng có một mối quan hệ không chắc chắn với các chủ thể thực tế. Chủ nghĩa lập thể đã mở ra quan điểm mới dựa trên các vật thể được ép xuống một mặt phẳng, mở đường cho những bức tranh trừu tượng thuần túy theo phong cách mới. Nghệ sĩ Trường phái Tuyệt đỉnh người Nga Kazimir Malevich đã nâng tầm phong cách này bằng cách đặt các hình dạng phẳng đầy màu sắc trên nền trắng tinh khiết trong các tác phẩm của mình. Trong khi đó, họa sĩ Piet Mondrian, người theo đuổi phong cách De Stijl, đã chia các bức tranh thành lưới phẳng để tạo ra khái niệm vô cực.
Chủ Nghĩa Biểu Hiện Trừu Tượng Trong Tranh Trừu Tượng Hiện Đại
Những họa sĩ vẽ tranh theo chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng tiếp cận sự sáng tạo nghệ thuật bằng cách thử nghiệm ghi lại những cử chỉ dựa trên những nét vẽ tự do không theo quy luật. Những tác phẩm trừu tượng theo chủ nghĩa này còn được gọi là tranh hành động vì chúng được dùng như một tài liệu mô phỏng các hành động của họa sĩ theo đúng nghĩa đen, có thể là tái hiện lại việc đi xung quanh và nhỏ từng giọt sơn dầu xuống tranh của Jackson Pollock, hoặc tiết lộ những nét vẽ hung hăng của Willem de Kooning. Cũng như các phong trào trừu tượng khác, những họa sĩ này nhấn mạnh màu sắc và cảm xúc bên trong của chính họ thay vì chú trọng đến hình dạng hoặc hình thức của vật thể.