Gothic Là Gì?
Gothic theo tiếng Ý được hiểu là man rợ, thường dùng để phân biệt, miệt thị các tầng lớp hạ đẳng trong xã hội. Tới năm 1518, thuật ngữ Gothic lần đầu được dùng để chỉ về loại hình nghệ thuật này và trở nên phổ biến bởi một nhà văn người Ý – Giorgio Vasari. Từ đấy, người ta dùng thuật ngữ Gothic để nói về một thứ kiệt tác nghệ thuật của sự man rợ và quái dị. Phải nói rằng nghệ thuật Gothic ra đời song hành với phong cách kiến trúc Gothic.
Nghệ Thuật Kiến Trúc Gothic
Phong cách kiến trúc Gothic ban đầu có tên là Francigenum Opus, ra đời từ nửa sau thời kỳ Trung cổ. Để chỉ những tác phẩm nghệ thuật của người Ý, phương pháp xây dựng hầu hết ở các công trình vùng Île-de-France. Đến thời kỳ Phục Hưng, người Ý bắt đầu dùng thuật ngữ Gothic để chỉ tác phẩm của những kẻ mọi rợ. Về sau, Gothic mang ý nghĩa là phong cách kiến trúc mới của người La Mã, là sự phát triển, cải cách khác hẳn với phong cách kiến trúc Roman của người người Hy Lạp trước đó.
Nguồn Gốc Lịch Sử Nghệ Thuật Kiến Trúc Gothic
Phong cách kiến trúc Gothic được biết đến lần đầu xuất hiện ở vùng thủ đô châu Âu Île-de-France và Haute Picardie vào khoảng thế kỷ 12. Dọc hai bên bờ sông Loire, phong cách này nhanh chóng lan ra khắp châu Âu cho tới thế kỷ 16. Có thể khái quát lịch sử phong cách kiến trúc Gothic qua các giai đoạn sau:
Nghệ Thuật Gothic Sơ Khai
Nhà thờ công giáo Saint-Denis và nhà thờ lớn Saint-Étienne ở Sens (Pháp), là hai công trình được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic đầu tiên vào khoảng những năm 1130-1150. Có thể nói rằng điều này đã đặt dấu mốc cho việc hình thành quan niệm thẩm mỹ về trường phái Gothic trong lĩnh vực kiến trúc.
Nghệ Thuật Gothic Cổ Điển
Từ cuối thế kỷ 12 cho tới khoảng năm 1230 là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của các công trình theo phong cách Gothic. Trong giai đoạn này, các công trình kiến trúc mang phong cách Gothic đã lan rộng khắp châu Âu và được nhiều người săn đón qua hàng loạt các công trình quy mô lớn.
Nghệ Thuật Gothic Thời Kỳ Khai Sáng
Năm 1231, nhà thờ tại Saint-Denis tiến hành tu sửa, làm gọn những phần cao của cung thánh tu viện trở thành một trong những dấu mốc chuyển mình của nghệ thuật Gothic. Tuy nhiên phải đến năm 1240 dấu ấn này mới được công nhận và gây chú trong giới kiến trúc. Đến năm 1350, phong cách Gothic phát triển rực rỡ và lan rộng khắp châu Âu, thậm chí ở cả Chypre và Hungary.
Những Đặc Trưng Của Nghệ Thuật, Kiến Trúc Gothic
Phần Mái
Đặc điểm dễ nhận biết nhất của các công kiến trúc mang phong cách Gothic đó là chiều cao và phần mái nhọn. Dễ nhận ra rằng các nhà thờ hay công trình mang phong cách Gothic thường được thiết kế rất cao từ 35-45m, chưa kể phần tháp nhọn. Phần mái nhọn cao vút kết hợp với phần mái vòm cong hình bán nguyệt hoặc oval của lối phong cách kiến trúc Roman thời kỳ trước đó.
Mặt Chính
Mặt chính của một nhà thờ kiến trúc Gothic tuân theo một số nguyên tắc bắt buộc như được chia làm 3 phần từ dưới lên, tương ứng là 3 hốc cửa rất sâu. Phía dưới cùng là cửa, phần chính giữa là cửa sổ kính to tròn được trang trí như những bông hoa hồng và phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.
Từ Trên Mái Xuống Phía Dưới
Không gian được bố trí lần lượt là vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuối cùng là cuộn bay. Cụ thể, vòm mái hình chữ nhật bằng cách gập mái cong hai chiều phức tạp. Cuốn bay có tác dụng hỗ trợ cột vòm về trọng lượng khung kết cấu đồng thời tối giảm diện tích cho công trình để nhường diện tích cho cửa sổ lớn. Hệ thống kết cấu đã tạo nên một không gian mênh mông, rất khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng tự nhiên bên trong nhà thờ.
Kết Cấu Tổng Quan Xây Dựng Nhà Thờ
Phần đặc biệt nhất trong kiến trúc Gothic có lẽ là kết cấu xây dựng nhà thờ. Công trình là một hệ thống không gian lớn có kết cấu chịu lực phân biệt với kết cấu ngăn cách ưu việt hơn nhiều so với kiến trúc La Mã cổ đại. Các cột trụ trong kiến trúc Gothic chú trọng việc xen kẽ cột trụ lớn và nhỏ tạo thành điểm nhấn cho chính đường và tăng cảm quan ấn tượng về chiều dài không gian. Đặc biệt, hình dạng cột, trang trí đỉnh cột và tỷ lệ giữa các tầng (vòm lượn lớn; hành lang phía trên) đều mang đậm yếu tố thẩm mỹ của phong cách Gothic.
Nghệ Thuật Điêu Khắc Gothic – Nghệ Sĩ & Tác Phẩm Tiêu Biểu
Master Francke
Họa sĩ Gothic Bắc Đức và giáo sĩ Đa Minh, sinh ra từ ca.1380 ở vùng Lower Rhine hoặc có thể là Zutphen ở Hà Lan mất vào khoảng thời gian ca.1440, có thể là ở Hamburg, nơi ông đã đặt trụ sở vào cuối sự nghiệp được biết đến của mình. Ông từng được đào tạo như một thợ chiếu sáng và họa sĩ ở Pháp hoặc Hà Lan, sau đó làm việc ở Münster, trước khi gia nhập St John’s Priory ở Hamburg vào năm 1424.
- Martyrdom of St Barbara from the St Barbara altar
- Barbara altar from the Kalanti church in Finland
- Locust miracle from Barbara altar from the Kalanti church in Finland
- Dormition of the Mother of God from Barbara altar from the Kalanti church in Finland
- Adoration of the Magi from the St Thomas Altarpiece
Bartolome Bermejo
Bartolomé Bermejo (1440 – c.1501) là một họa sĩ người Tây Ban Nha, người đã áp dụng các quy ước và kỹ thuật hội họa Flemish. Nhiều tài liệu cho rằng ông hoạt động ở bốn thành phố của Vương miện Aragon: Valencia (1468), Daroca (1474), Zaragoza (1477–84) và Barcelona (1486–1501).
- Crucifixion
- The Flagellation of St Engracia
- Christ Leading the Patriarchs to the Paradise
- Saint Sebastian
- Pietà of Canon Luis Desplá (detail)